Phụ Trang Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Vài nét phác hoạ về trườ ng trung học Nguyễn Trãi ở Hà Nội trong những năm 1950 – 1954 từ tài liệu lưu trữ

Go down

Vài nét phác hoạ về trườ ng trung học Nguyễn Trãi ở Hà Nội trong những năm 1950 – 1954 từ tài liệu lưu trữ Empty Vài nét phác hoạ về trườ ng trung học Nguyễn Trãi ở Hà Nội trong những năm 1950 – 1954 từ tài liệu lưu trữ

Post  Admin Fri Mar 01, 2013 5:21 am

Vài nét phác hoạ về trường trung học Nguyễn Trãi ở Hà Nội trong những năm 1950 – 1954 từ tài liệu lưu trữ

Theo “Tờ thuyết trình về đầu niên học 1950 - 1951” của Hiệu trưở ng trường trung học Nguyễn Trãi – Đào Văn Trinh gửi lên sở Học chính Bắc Việt thì “trường Nguyễn Trãi được tái lập theo Nghị đị nh số 7478-THP/ND ngày 24/8/1950 của phủ Thủ hiến Bắc Việt” và “được huởng những toà nhà đồ sộ của trường Chu Văn An cũ phố Đồng Khánh”. Sau kỳ thi tuyển học sinh vào lớp đệ thất và mấy kỳ thi lên lớp, trường đã cho khai giảng hôm 4/10/1950 và đến thời điểm này trường đã có tất cả là 23 lớp, gồm: 5 lớp đệ thất, 5 lớp đệ lục, 3 lớp đệ ngũ, 4 lớp đệ tứ, 3 lớp đệ tam, 2 lớp đệ nhị, 1 lớp đệ nhất với 1030 học sinh, 39 giáo sư. (1)

Về cơ sở vật chất:
- Năm học 1950 – 1951:
Từ tháng 5, một phòng chữa răng miệng đã được thiết lập tại trường để phục vụ chung cho cả học sinh trung học và tiểu học.
Có 2 phòng thí nghiệm lý – hoá.
Có 2 máy hát Colum-bia và 2 bộ đĩ a Assimil để dùng vào việc dạy tiếng Anh.
Đã thiết lập đượ c 1 sân bóng rổ, 1 sân bóng chuyền. Ngoài ra có cả xà ngang, xà đôi.
Có 1 bàn bóng bàn. (2)

Tại trường, sở Công chính cho sửa chữa các nơi ngăn nắp và hợp vệ sinh, đã xây một bức tường để che kín nhà vệ sinh của học trò, đặ t thêm máy nướ c ở nhà vệ sinh, đặ t đèn điện ở khắp các lớp.
Lớp học đã có đủ dụng cụ: bảng đen, bục…
Dụng cụ học tập đế n lúc này đã có: “1 kính soi vi trùng, 1 accu Baroclem, 1 chargeur Oxymétal Wes-tinghouse, 1 cân Roberval…” (3)
- Năm học 1951 – 1952:
Có thêm 1 phòng thực nghiệm, 1 sân khấu, 1 phòng chiếu bóng, 2 nhà để
xe đạ p cho học sinh cũng mới đượ c làm thêm. (4)

- Năm học 1952 – 1953:
Về trườ ng sở, mới quét vôi đượ c phía trong lớp học còn phía ngoài chưa có quỹ phải chịu để nhem nhuốc.
Đã lập đượ c 3 phòng thí nghiệm và Phòng thí nghiệm có thêm các dụng cụ như: Ampe kế, vôn kế… (5)
Tuy vậy, các hoá phẩm và các dụng cụ vẫn chưa đủ để học sinh có thể thực nghiệm đượ c. Vấn đề này vẫn trông vào quỹ viện trợ Mỹ từ 2 năm này song vẫn chưa có kết quả. Viện trợ Mỹ cũng đang tiến hành cả việc mua sách làm thư viện cho học sinh. (6)
Vườ n thực nghiệm đế n lúc này vẫn chưa thành lập đượ c vì chưa có quỹ. Vả lại muốn lập vườ n thực nghiệm cần phải tuyển 1 công nhân chuyên môn làm vườ n (một việc không thể thực hiện đượ c). Ngoài ra, các lớp vẫn chưa đủ ánh sáng, hành lang thiếu cửa chớp, 12 lớp vẫn thiếu quạt, cống rãnh trong sân trườ ng có nhiều nơi bị tắc. Việc khắc phục những vấn đề này đề u năm trong bản kế hoạch các công tác cần thiết trong năm 1953 của nhà trườ ng. (7)

Dướ i đây là văn bản gốc

Thi cử
Kỳ thi tuyển học sinh vào các lớp cũng như thi lên lớp tại trườ ng trung học Nguyễn Trãi đượ c tiến hành bài bản, nghiêm túc.
Việc tuyển học sinh vào các lớp đệ thất A và B đượ c tiến hành với Hội đồ ng giám khảo và giám thị gồm 31 thành viên. Ban A và ban B thực hiện đề thi khác nhau với cùng các môn thi: Luận quốc văn, Khoa học thườ ng thức (gồm 2 câu hỏi về Vệ sinh và 2 câu hỏi về Sử - Đị a) và Toán.
Việc coi thi và giám thị: “ngày 3/9/1951, vì có những 24 buồng thi nên mỗi buồng chỉ có một giáo sư làm giám thị. Hôm sau, mỗi buồng đượ c hai giám thị vì chỉ có 5 buồng. Các giám thị cứ sau mỗi buổi thi lại phải luân chuyển sang buồng khác.
… Theo thườ ng lệ, các bài thi đã do ông Chính chủ khảo đánh số và dọc phách trướ ướ c khi đượ c giao cho các giám khảo. Bốn tiểu ban đã đượ c thành lập để chấm các môn thi.” (Cool

Kỳ thi lên lớp đượ c giành cho học sinh kém sau mỗi năm học. Hình thức thi bao gồm cả thi viết và vấn đáp. Kết quả có học sinh đượ c lên lớp, có học sinh ở lại lớp cũ và cũng không ít học sinh trong số đó bị thải trừ. (9)

Dướ i đây là văn bản gốc:
Một số đề thi các môn:
- Đề thi nhập học lớp đệ thất, môn Luận quốc văn, ban A (hạn 1 giờ 30): “Anh đứ ng trướ c một ngôi nhà bị tàn phá nay đượ c xây dựng lại. hãy tả cảnh những ngườ i thợ đang làm việc và nói cảm tưở ng của anh.”
- Đề thi nhập học lớp đệ thất, môn Khoa học thườ ườ ng thức, ban A (hạn 1 giờ 30):
“1, Áp dụng sức mạnh của nướ c (than trắng).
2, Bệnh giun, sán – cách đề phòng và điều trị.
3, Khí hậu Việt Nam.
4, ông Hoàng Diệu với việc ngườ i Pháp lấy Bắc kỳ lần thứ 2.”
- Đề thi nhập học lớp đệ thất, môn Toán, ban A (hạn 1giờ 30):
“1, Một cái bể đáy tròn cao 1m20, đườ ng kính của đáy dài 5m. Bể ấy chứa nướ c lên đế n ¼ bề cao. Ngườ i ta mở một cái vòi cho nướ c chảy vào trong bể mỗi phút đượ c 45 lit. Nửa giờ sau, ngườ i ta mở thêm 1 vòi nướ c nữa, vòi này chảy 5 lit trong 3 giây.
Hai vòi cùng chảy trong bao lâu nữa để cho bể đầ y nướ c?
(л = 3,14)…” (10)
Dướ i đây là văn bản gốc của một đề luận quốc văn:
Cách thức và phươ ng pháp dạy học:
Theo các tờ trình của thanh tra Học chính Bắc Việt khi dự giờ các giáo sư thì phần lớn đề u có nhận đị nh: giáo sư chịu khó soạn bài trướ c khi đế n lớp vì trên bàn có đặ t một vở riêng để theo đó mà chỉ dẫn cho học sinh, đã chị khó kiểm soát vở học sinh vì tất cả vở đề u có chữ chữa bằng mực đỏ nhiều hơn gạch. (11)
Khi dạy, giáo viên linh đông kết hợp các phươ ng pháp: hỏi, chữa và giảng nhưng có giáo viên thì cần phải tích cực hơn, “phải hoạt độ ng, đi lại xem xét, ghi lấy điểm số, không nên ngồi yên một chỗ” (12)
Dướ i đây là một trong những văn bản đề cập đế n việc này.
Việc điểm danh giáo viên và học sinh đượ c thực hiện nghiêm túc, chẳng hạn ghi lại việc nghỉ bất thườ ng của giáo viên:
“ Ông Bùi Nam Mạnh nghỉ một tuần lễ từ 20.10.50 đế n 27.10.50 để sửa soạn dự kỳ thi cử nhân, có giấy phép của sở học chính số 8340HC.
Ông Đỗ văn Doan nghỉ ngày 6.11.50 vì bị cảm nặng…” (13)
Dướ i đây là văn bản gốc: (ảnh số 41)
Khen thưở ng và kỷ luật:
Trườ ng Nguyễn Trãi chú trọng khen thưở ng cho những học sinh có thành tích trong học tập và trong các hoạt độ ng văn nghệ, thể thao… nhưng cũng kỷ luật nghiêm khắc những học sinh vi phạm nội quy trườ ng học như tự tiện ngồi lên bàn, vô lễ với giáo viên, đánh nhau trong lớp… Trong hồ sơ có lưu Biên bản hội đồ ng kỷ luật họp ngày 22/12/1952 để xem xét việc học sinh Nguyễn Đứ c Năng, lớp 4B-5 phạm kỷ luật. (14)
Dướ i đây là văn bản gốc: (ảnh số 73)

Về các hoạt độ ng văn hoá, xã hội, thể thao:
Theo tườ ng trình của ông Hiệu trưở ng trong buổi họp Hội đồ ng quản trị trườ ng Nguyễn Trãi ngày 17/3/1953 thì trườ ng đã tổ chức đượ c các hoạt độ ng như sau:

“a, Về văn - hoá:
Đã tổ chức những buổi thuyết trình của giáo - sư và học - sinh để học - sinh có dịp khảo cứu và tập trình bầy những vấn đề về văn - chươ ng hoặc khoa - học, xã - hội… và để bổ túc cho sự học vấn của học - sinh ngoài những giờ học chính thức.
Về nghệ thuật sân khấu: - Vì có sân khấu Côn - Sơn, nên đã phát triển nhiều: hiện có 3 ban kịch nhạc đua nhau tập diễn để giúp quỹ tươ ng trợ.
Trong hồ sơ còn lưu các giấy tờ về Chươ ng trình Đạ i hội văn nghệ và nhạc kịch của trườ ng Nguyễn Trãi tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội trong các ngày 28 đế n 31/1/1954. Trong Công văn gửi ông Thủ hiến Bắc Việt của Hiệu trưở ng Đào Văn Trinh về việc mời ông làm chủ toạ buổi diễn nhạc kịch ngày 29/1/1954 có đoạn: “Nhân dịp ngày hội cuối năm của học sinh, Hiệu - đoàn Nguyễn - Trãi sẽ tổ - chức ba buổi nhạc kịch tại nhà Hát - Lớn vào những ngày 28, 29 và 31.1.54. Buổi thứ nhất dàng riêng cho học sinh, còn hai buổi sau sẽ bán vé lấy tiền giúp quỹ Hỗ - Trợ Bệnh - Viện và quỹ Tươ ng Trợ Học Sinh Nghèo của Hiệu - đoàn” (15)

b, về hoạt độ ng xã - hội: Ngoài những công việc giúp các hội thiện, ban xã - hội của hiệu đoàn vẫn tiếp tục khuếch trươ ng quỹ tươ ng trợ học -sinh và năm vừa rồi đã trợ cấp cho 25 học - sinh nghèo. Từ đầ u năm học mới đã trợ cấp cho 12 học - sinh.
c, Về thể thao: Vì thiếu phươ ng tiện nên hiệu đoàn không thể tổ chức những buổi cắm trại và chỉ cho hoạt độ ng về các môn bóng chuyền, bóng rổ và bóng bàn. Về bóng bàn, học - sinh đã tiến hơn năm ngoái và đã giật đượ c giải Vạn Thọ của Đứ c Quốc - Trưở ng”. (16)
Dướ i đây là văn bản gốc: (ảnh số 96)
Nguyễn Hồng Nhung - Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Tài liệu tham khảo
1. Tờ số 2, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
2. Tờ số 15, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
3. Tờ số 41, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
4. Tờ số 33, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
5. Tờ sô 67, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
6. Tờ số 82, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
7. Tờ số 83, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
8. Tờ số 22, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
9. Tờ số 56, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
10. Tờ số 24 -26, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
11. Tờ số 37, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
12. Tờ số 44 -45, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
13. Tờ số 41, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
14. Tờ số 73-74, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
15. Tờ số 96, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.
16. Tờ số 77, Hồ sơ số 605, phông sở Học chính Bắc Việt.


Created by doanthuha
CreatedNews
10/8/2010 5:00 AM

Admin
Admin

Posts : 21
Join date : 2012-12-02

https://trunghocnt.board-directory.net

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum